Các giống Nho Thân Gỗ phổ biến ở Việt Nam và Cách Chăm Sóc Nho Thân Gỗ
1/ Nguồn gốc Nho Thân Gỗ (Jabuticaba)
Giống cây kỳ lạ này được tìm thấy ở các nước Nam Mỹ như Brazil, Paraguay và Argentina. Được du nhập vào Việt Nam và rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam. Là loại cây quý hiếm, cây lâu năm có tuổi đời lên đến cả 100 năm, thân gỗ, có thể cao đến 6m. Cây có nhiều nhánh và có ngọn hướng lên trên.
Khi ra hoa, ra trái mọc chi chít trên thân cây và cành cây. Ban đầu Trái nho có xanh, sau chuyển màu hồng, khi chín thì chuyển dần sang màu tím.
Nho thân gỗ đang được coi là lựa chọn của đa số đại gia đình. Với cách ra trái độc đáo, Nho thân gỗ có một ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với các gia đình, nó thể thể hiện sự sung túc, đầm ấm, nó đủ với gia chủ. Cây nho thân gỗ dương như cũng trở thành một biểu tượng phong thuỷ mà mỗi nhà nên có.
Với đặt tính dễ trồng, dễ ra hoa kết trái dù trồng trong chậu để trang trí nhà, hay trông ngoài vườn để thu bòng mát và thu được trái xum xuê trong vườn nhà.
2/ Cách chăm sóc cây Nho Thân Gỗ
Nho thân gỗ Là một loại cây phát triển chậm, đòi hỏi mức độ phơi nắng từ trung bình đến cao và sẽ phát triển mạnh ở nhiều loại đất khác nhau (không kén đất trồng). Tuy nhiên, ở những vùng đất có độ pH cao, nên bón phân bổ sung 3 lần/năm bằng phân bón đầy đủ và chú ý đến tình trạng thiếu sắt của cây. Cây dễ bị ảnh hưởng bởi các thủ phạm thông thường là: Rệp, Tuyến trùng, Nhện.
Môi trường sống tự nhiên của cây nho thân gỗ bao gồm những khu rừng rậm rạp, tươi tốt với đất màu mỡ, thoát nước tốt, tạo điều kiện tối ưu cho cây phát triển.
Vì cây có hệ thống rễ nông nên việc sử dụng chất hữu cơ xung quanh gốc cây rất hữu ích. Tương tự, do hệ thống rễ nông nên cần tưới nước thường xuyên nhưng không bị úng.
Đối với cây nho thân gỗ bạn nên trồng trên những gò đất cao, tránh bị ngập nước và có thể trồng với khoảng cách từ 2-3m/cây, vì cây sau này sẽ phát triển rất nhanh và có tán rộng.
Với cây nho thân gỗ thì bạn có thể trồng được quanh năm, cây phù hợp với điều kiện thời tiết ở Việt Nam hiện nay. Cây phát triển tốt trong điều kiện thông thường, thuận lợi kể cả khi trồng chậu.
3/ Công dụng bất ngờ từ trái Nho Thân Gỗ
Nho thân gỗ có rất nhiều tác dụng, rất tốt cho sức khỏe. Hương vị của nho thân gỗ cũng rất độc đáo, vị ngọt kèm chút vị chua, mát, thanh thanh, hương thơm, được sử dụng để ép lấy nước giải khát, làm sinh tố, làm món ăn, salad… hay là được dùng làm rượu vang.
Nho Thân Gỗ còn được đem phơi khô, và sử dụng trong y học như một loại thuốc chữa hen suyễn, ho ra máu, tiêu chảy và có thể chống oxy hóa, đem lại một làn da tươi trẻ cho mọi người sử dụng.
Một số giống Nho Thân Gỗ hiện có ở Việt Nam và cách phân biệt
-
Nho Thân Gỗ Lá Nhỏ Nguyên Thuỷ – Cho Trái 1 Vụ/Năm
Cây nho thân gỗ Là một loại cây ăn trái phổ biến ở quê hương Brazil, tên của jaboticaba có nguồn gốc từ thuật ngữ Tupi “jabotim”, có nghĩa là “giống như mỡ rùa” để chỉ cùi của trái nho. cây ăn quả nho thân gỗ – jaboticaba là thành viên của họ sim, được biết đến là loại cây bản địa của Brazil. Cây nho thân gỗ là một loại cây hoặc cây bụi phát triển chậm, đạt độ cao từ 3-7m. Cây không chịu được sương giá và nhạy cảm với độ mặn. là loại cây rất thú vị vì cây cho trái trên những thân và cành già, khiến cây trông giống như được bao phủ bởi những hàng trái màu tím đen.
– Các lá nho thân gỗ dài từ 2,5-10 cm có màu cá hồi khi còn non và khi trưởng thành, chuyển sang màu xanh đậm. Các tán lá và cành non có lông nhẹ.
– Thân cây giống như cây ổi, lớp vỏ mỏng bên ngoài của cây bong ra, để lại những mảng màu nhạt hơn, đó là thời điểm cây bắt đầu cho hoa cho trái.
– Hoa của nó có màu trắng tinh tế, tạo thành trái nho có màu đen sẫm có thể ăn ngay khi hái trên cây hoặc làm thành rượu vang.
– Trái nho có thể mọc đơn lẻ hoặc thành từng chùm dày đặc và ban đầu có màu xanh lục, khi chín trở thành màu tím đậm đến gần như đen và có đường kính khoảng một inch (2,5 cm.). Trái mọng nước ăn được bao gồm một loại cùi giống như thạch màu trắng, trong trái chứa từ 1-4 hạt hình bầu dục dẹt. Trái chín nhanh, thường trong vòng 20 đến 25 ngày kể từ khi ra hoa.
– Đặc điểm trái nho thân gỗ lá nhỏ 1 vụ: Rất sai trái, trái to hạt nhỏ và rất thơm ngon khi chin.
– Hãy kiên nhẫn vì Cây nho thân gỗ là nhỏ nguyên thuỷ có thể phải mất tới 8 năm mới ra trái từ cây hạt.
– Khi cây lớn cổ thụ lâu năm có thể cho trái quanh năm (3-4 vụ/năm). Nhưng sản lượng lớn nhất là vào cuối tháng 3 và tháng 4 với hàng trăm quả trên mỗi cây trưởng thành. Trên thực tế, một cây trưởng thành có thể cho ra 45 kg trái nho trong suốt mùa vụ.
-
Nho thân gỗ tứ quý lá nhỏ trái lớn
Mang gần hết đặc tính của giống nho thân gỗ lá nhỏ 1 mùa, nhưng khi đạt độ tuổi cho trái thì cho trái thường xuyên hơn giống nguyên thuỷ ban đầu.
Ưu điểm: cây khỏe mạnh hơn, lá đậm và đều màu, ít sâu bệnh, cho trái lớn và thường xuyên hơn nho thân gỗ nguyên thuỷ.
Nhược điểm: cần phải từ 8-10 năm mới cho trái, cây lớn chậm hơn so với nho thân gỗ nguyên thuỷ và thường khó phân biệt với giống lá nho phổ biến.
Lưu ý đặc biệt khi mua: vì gần như tương đồng nhau hoàn toàn nên rất khó phân biệt ngoại trừ việc nó giá cao hơn rất nhiều so với nho thân gỗ lá nhỏ 1 vụ. Sẽ rất nhiều người bán sẽ giới thiệu nho thân gỗ lá nhỏ lớn đã cây trưởng thành lâu năm như là nho thân gỗ tứ quý lá nhỏ, bới giống nguyên thủy khi đạt độ tuổi lớn nhất định thì chúng cũng có khả năng cho trái 3-4 đợt trái trong một năm.
-
Nho thân gỗ tứ quý lá lớn
Ưu điểm: Thân không có lán nhưng các loại nho thân gỗ khác, cây khoẻ mạnh hơn, lá mỏng màu xanh nhạt, ít sâu bệnh, cho trái cỡ vừa ngon ngọt, dễ đậu trái và khi càng lớn thì số vụ trái trên năm càng tăng. Thời gian từ cây giống đến khi cho trái ngắn lại chỉ còn 4 năm và 4 vụ trên năm kèm việc rất dễ đậu trái được xem là giống tối ưu nhất ở Việt Nam.
– Đặc điểm trái nho thân gỗ tứ quý lá lớn: Rất sai trái, trái vừa hạt vừa và vị ngon ngọt khi chín.
-
Nho thân gỗ 12 vụ lá lớn trái đỏ
Ưu điểm: cây khoẻ mạnh hơn, lá lớn màu xanh đậm, ít sâu bệnh, cho trái đỏ cỡ vừa vị ngọt kèm chua nhẹ, dễ đậu trái và khi càng lớn thì số vụ trái trên năm càng tăng. Thời gian từ cây giống đến khi cho trái ngắn lại chỉ còn 4 năm và 4 vụ trên năm kèm việc rất dễ đậu trái liên tục mà không cần phải chăm sóc gì nhiều, có thể chiết cành để giảm thời gian cho trái xuống còn 2 năm trồng.
– Đặc điểm trái nho thân gỗ 12 vụ: Rất sai trái, trái vừa hạt vừa và khi chín nho có vị ngọt kèm theo chút vị chua đặc trưng (mức độ yêu thích tuỳ người).
-
Nho thân gỗ kim cương
– Đặc điểm trái nho thân gỗ 12 vụ : Rất sai trái, trái vừa hạt vừa vỏ dày, trái có dạng các khứa tựa đuôi viên kim cương được chế tác và khi chín nho có vị ngọt ít nước (mức độ yêu thích tùy người).
-
Nho thân gỗ trái vàng
– Đặc điểm trái nho thân gỗ trái vàng: Thân cây trơn bóng, lá lớn dày đậm có hình dạnh dài và nhọn ở đầu ngọn lá, chậm phát triển cho trái sau 5-7 năm trồng, ít trái, trái lớn hạt lớn và vị ngon ngọt khi chín.
-
Nho thân gỗ cẩm thạch lá nhỏ
– Đặc điểm trái nho thân gỗ cẩm thạch lá nhỏ 1 vụ: Khó cho trái, trái nhiều màu trên thân cây rất đẹp, trái to hạt nhỏ và rất thơm ngon khi chin.