Mô tả
Mụn dừa “tiếng anh là cocopeat” (hay xơ dừa, mùn dừa, mụn xơ dừa) là sản phẩm thu được trong quá trình nghiền vỏ dừa.
Vỏ dừa sau khi nghiền sẽ cho ra 3 thành phần chính là lỏi dừa, xơ dừa (1) và mụn dừa. Tiếp đó chúng được bóc tách riêng ra, và tiếp tục sấy xơ dừa ta sẽ thu được mụn (chiếm 70% trong xơ). Nó chính là nguyên liệu sạch dùng làm làm giá thể trồng cây, đất bón cây.
Mụn dừa sau khi được tách ra khỏi vỏ dừa chưa thể dùng ngay vì nó có chứa 2 chất ảnh hưởng đến rễ của cây trồng đó là tanin và lignin (2). Và Chúng cần được xử lý trước khi đem đi trồng cây. Mụn dừa sau khi xử lý sẽ là chất nền tuyệt vời cho sự phát triển của rễ cây; tăng độ phì nhiêu, tăng hàm lượng vi sinh vật và tăng dinh dưỡng cho đất trồng.
Chú Thích (1): Xơ dừa là phần của vỏ trái dừa được xé ra. Loại sản phẩm này sử dụng rộng rãi trong các ngành thủ công mỹ nghệ hoặc dùng để phủ lên gốc của những cây trồng, giá thể (để trồng rau).
Chú thích (2): Tanin và Lignin là 2 chất chát có tác động trực tiếp làm cản trở quá trình phát triển của cây trồng: Làm tắc đường hút không khí, dinh dưỡng của cây trồng, 2 chất này khó phân hủy. Đặc biệt Lignin chỉ hòa tan trong môi trường kiềm sẽ làm cây chậm phát triển, bị còi cọc, nhiễm độc, lâu dần sẽ làm chết cây.
Cách nhận biết mụn dừa đã qua xử lý
– Màu sắc, cảm quan:
+ Mụn dừa chưa xử lý: có màu vàng nhạt. Tuy nhiên, có một số nơi dùng cách ngâm mụn dừa vào nước nếu thấy có màu đỏ là mụn dừa chưa xử lý
+ Mụn dừa đã xử lý: có màu nâu đỏ và có độ ẩm cao. Tuy nhiên, có một số nơi dùng cách ngâm mụn dừa vào nước nếu thấy có màu đỏ là mụn dừa chưa xử lý.
Tuy nhiên, cũng có một số loại mụn dừa sau khi đã xử lý vẫn có màu nâu, do vậy cách này chỉ nhằm mục đích xử lý đạt tiêu chuẩn mà thôi, không phân biệt được chính xác.
– Định tính:
+ Mụn dừa chưa xử lý: có khả năng hấp thụ nước kém.
+ Mụn dừa đã xử lý: có khả năng giữ nước tốt.
– Định lượng: áp dụng 2 chỉ tiêu độ dẫn điện EC và chỉ tiêu pH để đánh giá mụn dừa.
+ Mùn dừa chưa xử lý: sẽ có độ ẩm: 20% – EC: > 2.5 – PH: 5.5 – 6.5.
+ Mụn dừa đã được xử lý: sẽ có độ ẩm: 20% EC: ≤ 0.5- PH: 6 – 7.
Tạo giá thể trồng cây với mùn dừa:
Trộn mụn xơ dừa vào giá thể trồng cây giúp tăng độ tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt, tạo độ thông thoáng kích thích bộ rễ phát triển.
Khi mụn xơ dừa phân hủy giúp tăng độ phì nhiêu cho đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
Mụn xơ dừa còn giúp chống nóng rễ vào những ngày nắng gắt và giữ ẩm cho đất khi thời tiết khô hạn.
Và trên hết, mụn xơ dừa được ưa chuộng bởi vì nó không gây hại đến đất trồng, thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng.
Để đảm bảo hiệu quả cao nhất của mụn dừa, có thể phối trộn với nhiều loại giá thể theo tỷ lệ phù hợp như:
– Trồng rau mầm: sử dụng 100% giá thể mụn dừa
– Ươm hạt giống: trộn mụn dừa và phân hữu cơ (phân trùn quế) với tỉ lệ 7:3
– Trộn đất trồng rau, hoa, cây kiểng: mụn dừa chiếm tỉ lệ ⅓ trong toàn bộ giá thể
– Giá thể trồng thủy canh: sử dụng 100% giá thể mụn dừa
– Cải tạo đất: sử dụng 15-20%
– Ngoài ra, giá thể mụn dừa còn được sử dụng để ươm kie lan, giá thể trồng dưa lưới,…
Theo kinh nghiệm thực tế khi trộn giá thể cho cây thì theo quan điểm cá nhân hay trộn và thấy hiệu quả trong quá trình trồng thì đó là khi trộn giá thể mình sẽ chọn trộn với Mụn Xơ Dừa (gồm mụn dừa và sơ dừa chiếm từ 10-30%) hơn là trộn với giá thể có hoàn toàn 100% Mụn Dừa. Bởi Vì khi có kèm với xơ dừa tỷ lệ liên kết với các loại làm giá thể cao hơn, độ giữ ẩm gốc cao hơn, làm giá thể khó bị trôi đi nhiều khi tưới nước quá nhiều và ngoài ra chúng ta có thể nhanh chóng lọt một ít sơ dừa đã có chỉ lên phía trên gốc cây giúp bảo vệ bề mặt đất phía trên gốc cây không mọc cỏ và tránh trường hợp đất bị văng lên khi tưới cây gây mất mỹ quan khu vườn.