Cây Vả Mật - Cây Vả Huế 1
Cây Vả Mật - Cây Vả Huế Chiết Cành Cao 1m7 110
Cây Vả Mật - Cây Vả Huế Chiết Cành Cao 1m7 12
Cây Vả Mật - Cây Vả Huế Chiết Cành Cao 1m7 14
Cây Vả Mật - Cây Vả Huế Chiết Cành Cao 1m7 13
Cây Vả Mật - Cây Vả Huế Chiết Cành Cao 1m7 15

Cây Vả Mật – Cây Vả Huế Chiết Cành Cao 1m7

550.000 

Cây Vả Mật – Cây Vả Huế Chiết Cành

Kích thước: Cao 1m7

Thới gian cho trái: Cho trái từ 12 tháng sau khi xuống đất (Nhanh hơn cây từ hạt sẽ cho trái từ 5-7 năm)

Cây Vả (hay Cây Vả Mật) là loại cây được trồng nhiều ở Thừa Thiên Huế và cây cho trái quanh năm, trái vả thường được người dân Huế sử dụng để chế biến các món Huế (nên có tên gọi riêng là cây vả Huế).

Mô tả

Cây Vả (hay Cây Vả Mật) là loại cây được trồng nhiều ở Thừa Thiên Huế và cây cho trái quanh năm, trái vả thường được người dân Huế sử dụng để chế biến các món Huế (nên có tên gọi riêng là cây vả Huế). Là Loại có nguồn gốc từ Hymalaya, miền nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Tên khoa học: Ficus auriculata , thuộc họ: Dâu Tằm (Moraceae)

Đặc điểm cây vả Huế:

Trái vả có kích thước trung bình từ 3 – 5cm và có chiều dày khoảng 1,5 – 2cm. Bề mặt vỏ ngoài có màu xanh và phần ruột bên trong có một lớp cơm màu trắng. Khi ăn không có vị chát như sung mà ngọt ngọt bùi bùi rất hấp dẫn.

Vả là cây gỗ nhỏ, cao 5 – 10m có nhiều cành, có lông cứng và thưa.

Cây Vả Mật - Cây Vả Huế 3

Lá vả lớn, hình trái xoan, thường là tròn, có khi là hình tim ở gốc, chóp tròn hay có mũi nhọn; phiến lá mềm có lông ở mặt dưới, 5-7 gân gốc, mép khía răng không đều. Cuống lá dài, to, lá kèm màu hung cao 2,5cm.

Cho hoa ở gốc thân hay ở trên cành già, trên những nhánh riêng không có lá, rộng đến 4cm, có lông vàng vàng.

Trái vả năng suất cao, trái to, xếp dày đặc trên thân cây, có nhiều lông thưa, khi chín với màu đỏ thẫm. Quả chứa chất keo thơm.

Tác dụng của cây vả:

Trái vả chín có vị ngọt, có tác dụng hỗ trợ tốt dạ dày, nhuận tràng, điều hòa trong ruột, giúp lợi tiểu. Rễ và lá có tác dụng giải độc, tiêu thũng. Người ta dùng trái để trị kiết lị, lòi dom, táo bón và trị giun. Nhựa dùng bôi chữa đàn ông có mũi nhiều mụn đỏ lòm lòm. Trái vả được dùng chủ yếu để làm rau ăn, quả chín ăn ngọt, ngon và thơm, dùng để chế rượu hoặc phơi khô làm mứt quả khô hoặc làm trà vả.

Cây Vả Mật - Cây Vả Huế 3
Cây Vả Mật – Cây Vả Huế 3

Cách chăm sóc cây Vả Huế:

Cây vả thích hợp trồng ở những nơi có lượng ánh sáng trung bình (Ánh sáng quá gay gắt cây sẽ phát triển kém).

Cây vả cũng không hề kén đất nên có thể trồng chúng ở nhiều nơi tuy nhiên đất cần phải thật tơi xốp và không bị khô hạn như đất cát, đất thịt vv.

Cây vả cần như cầu nước khá cao. Nhất là thời gian đầu nên bạn cần phải tưới đầy đủ nước cho cây. Do vậy vào mùa khô bạn cần tưới nước nhiều hơn. Mùa mưa thì chú ý xới xáo đất để chống cho đất bị ngập úng.

Bón phân cho cây: Trồng vả nên bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho đất giúp cây mau lớn và mau ra quả. Loại phân bón cũng chỉ cần là loại phân chuồng hoai mục bón định kì 2 lần 1 năm.

Thời điểm muốn cây ra quả nên ngừng tưới nước khoảng nửa tháng đồng thời vặt bỏ lá. Sau khi cây ra đợt lá mới sẽ tiếp tục chăm sóc tiếp.​